Contents
Nắm được cấu tạo nguyên lý bản vẽ thiết kế phốt đơn giản sẽ giúp cho việc xây dựng, lắp đặt và sử dụng hiệu quả hơn. Nếu đang có ý định xây bể phốt cho gia đình mình, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! Tất tần tật những điều căn bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn sẽ được bật mí ngay bây giờ.
Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn

Xem thêm: Những hình ảnh về ô nhiễm môi trường hiện nay
Bể phốt (hay còn gọi là bể tự hoại) được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống sinh hoạt ngày nay. Cấu tạo của bể gồm:
- Ngăn chứa phân hầm cầu thường được thiết kế 2/3 tổng diện tích toàn bể phốt
- Ngăn lắng phân hầm cầu trước khi thải ra bên ngoài chiếm 1/3 phần còn lại của bể tự hoại.
Tuy nhiên, kích thước của các ngăn trên có thể thay đổi tùy thuộc vào thể tích của bể phốt và số lượng người sử dụng của gia đình. Bể phốt 2 ngăn của nhà thường được đặt dưới nền nhà và ngoài vườn tùy theo ý thích của gia đình.
Trước khi xây dựng và lắp đặt bể phốt 2 ngăn, bạn cần phải có bản vẽ thiết kế để tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí đầu tư.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 2 ngăn
Sau khi đi vệ sinh và ấn xả nước thì các chất thải, nước thải sẽ thông qua ống bồn cầu và được đưa xuống hầm của bể phốt. Các chất thải như Hidrocacbon, đạm, chất béo, chất xơ…sẽ được phân hủy bởi các lợi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể và chuyển hóa thành bùn cặn.
Phần nước chứa các hợp chất lơ lửng trong ngăn chứa sẽ chảy qua ngăn lắng qua đường ống chảy và tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại. Còn phần nước cuối cùng sẽ được thải ra ngoài đường ống thải.
Xem thêm: Kích thước cửa nhà vệ sinh đúng phong thuỷ bạn đã biết

Nguồn nước thải sau khi được lắng qua 2 ngăn sẽ hạn chế được mùi hôi thối ở mức tối đa và được thấm xuống đất, dẫn ra ngoài hệ thống nước thải chung của gia đình. Nước này nếu được dùng để tưới cây cối sẽ rất tốt.
Sơ đồ bản vẽ bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn thường được sử dụng ở khu vực thành phố hoặc nơi có dân cư đông đúc. Lý do vì thành phố có diện tích đất sử dụng tương đối nhỏ, các nhà san sát nhau và bể phốt thường được đặt ngay dưới móng nhà. Vậy nên, diện tích nhà nhỏ đồng nghĩa việc bể phốt cùng cần nhỏ gọn. Vậy nên, bể tự hoại 2 ngăn hoạt động một cách tốt nhất thì nên căn cứ vào số thành viên trong gia đình cùng lượng chất thải được thải ra trong ngày để thiết kế loại bể phốt phù hợp nhất.

Xem thêm: Sử dụng nước xà phòng để vệ sinh có gây tắc bồn cầu?
Lưu ý khi xây dựng bể phốt 2 ngăn
Khi xây dựng bể phốt, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để việc bể phốt hoạt động hiệu quả nhất:
– 1,2m là chiều sâu từ lớp nước trong bể kính từ đáy bể tới mặt nước.
– Chiều rộng hay đường kính của bể thấp nhất là 0,7m. Bể hình chữ nhật tỷ lệ chiều dài và rộng của bể là 3:1
– Lưu lượng nước thải 10m3/ ngày và dưới 20m3/ngày thì tốt nhất bạn nên xây bể 3 ngăn
– Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày tối thiểu là 150mm.
– Thành của bể phốt nên được xây dựng bằng gạch hoặc đổ bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ. Ngoài ra, trên thị trường cũng có các loại bể phốt được chế tạo bằng vật liệu composite, HDPE…
– Cần xây dựng kín, khít để ngăn không cho các tác động bên ngoài như nước ngấm vào. Cần đảm bảo về mặt kết cấu để móng không bị biến dạng.
– Nên xây bằng gạch đặc, được nung già, gạch sành càng tốt
– Trước khi đậy nắp bể phốt cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ để không tồn đọng rác, gạch vụn, cát trong ngăn chứa. Nếu không dọn sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn bể phốt.
– Cần đánh dấu vị trí nắp bể tại năng lọc để khi cần thiết có thể cậy lên sửa chữa.
– Ngăn lọc có thể dùng các lớp lọc đơn giản như cát, than xỉ để làm trong nước thải khi cống ngầm, sẽ hạn chế được cặn làm tắc nghẽn ống.
– Sau khi xây xong bể, phải dùng đất lấp theo từng lớp mỏng. Không nên đầm nền quá chặt vì như vậy sẽ gây phát sinh ứng lực quá mức trong bể, có thể làm nứt vỡ bể. Nên theo cách lấp đất và tưới nước ấm vào từng lớp rồi mới lấp đất tiếp theo. Bể phốt cần phải được đổ đầy nước để tránh áp lực từ đất làm phá vỡ bể.
Xem thêm: Bể Aerotank là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bể Aerotank

Nếu tuân thủ đúng quy cách kỹ thuật trong xây dựng cùng kiểm tra bể phốt định kỳ thì việc sửa chữa hy hữu mới xảy ra. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng nên hạn chế để các rác thải khó phân hủy như tóc, túi nilon, băng vệ sinh, bao cao su…rơi xuống bồn cầu, đường ống nước.
Trên đây là tất tần tật những điều cần nắm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùng lưu ý về cách xây dựng, lắp đặt bể phốt. Tuân thủ những điều trên, bể phốt nhà bạn sẽ hoạt động được tối đa hiệu quả và hạn chế được những rủi ro như nứt hầm cầu, tắc nghẽn hầm cầu.